Logo
PT NK THỂ THAO ĐỒNG NAI

Đề thi vào lớp 10 môn Toán Đồng Nai năm 2021

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Đồng Nai năm 2021

Câu 1: (2 điểm)

1) Giải phương trinh x^{2}+3 x-10=0

Ta có: \Delta=3^{2}-4 \cdot(-10)=49>0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \left[\begin{array}{l}x_{1}=\frac{-3+\sqrt{49}}{2}=2 \\ x_{2}=\frac{-3-\sqrt{49}}{2}=-5\end{array}\right.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S=\{2 ;-5\}.

2) Giải phương trình 3 x^{4}+2 x^{2}-5=0

Đặt t=x^{2}(t \geq 0), phương trình đã cho trở thành 3 t^{2}+2 t-5=0.

Ta có a+b+c=2+3-5=0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \left[\begin{array}{l}t_{1}=1(\mathrm{tm}) \\ t_{2}=\frac{c}{a}=-\frac{5}{3}(\mathrm{ktm})\end{array}\right..

Với t=1 \Rightarrow x^{2}=1 \Leftrightarrow x=\pm 1.

Vậy tập nghiệm của phương trình .

3) Giải hệ phương trình \left\{\begin{array}{l}2 x-3 y=1 \\ x+2 y=4\end{array}\right.

Ta có: \left\{\begin{array}{l}2 x-3 y=1 \\ x+2 y=4\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}2 x-3 y=1 \\ 2 x+4 y=8\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}7 y=7 \\ x=4-2 y\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}y=1 \\ x=2\end{array}\right.\right.\right.\right.

Vậy hệ phương trình có nghiệm (x ; y)=(2 ; 1).

Câu 2: (2,25 điểm)

1. Vẽ đồ thị hàm số (P): y = x2

Parabol (P): y = x2 có bề lõm hướng lên và nhận Oy làm trục đối xứng

Ta có bảng giá trị sau:

x -2 -1 0 1 2
y = x2 4 1 0 1 4

⇒ Parabol (P): y = x2 đi qua các điểm (-2;4), (-1,1); (0;0), (1;1), (2,4)

Đồ thị Parabol (P): y = x2:

Đồ thị Parabol

2) Tìm giá trị của tham số thực m để Parabol (P): y = xvà đường thẳng (d): y=2 x-3 m có đúng một điểm chung.

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P), (d) ta được:

x^{2}=2 x-3 m \Leftrightarrow x^{2}-2 x+3 m=0 \text { (1) }

Để (P) cắt (d) có đúng một điểm chung khi và chi khi (1) có nghiệm kép

\Leftrightarrow \Delta^{\prime}=0 \Leftrightarrow 1-3 m=0 \Leftrightarrow m=\frac{1}{3}

Vậy m=\frac{1}{3} thỏa mãn yêu cầu bài toán.

3) Cho phương trình x^{2}+5 x-4. Gọi x_{1}, x_{2} là hai nghiệm phân biệt của phương trình, hãy tinh giả trị của biểu thức Q=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+6 x_{1} x_{2}

Vì x_{1}, x_{2} là hai nghiệm phân biệt của phương trình đã cho nên áp dụng hệ thức Vi-et với phương trình x^{2}+5 x-4=0 ta có: \left\{\begin{array}{l}x_{1}+x_{2}=-5 \\ x_{1} x_{2}=-4\end{array}\right..

Ta có: Q=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+6 x_{1} x_{2}=\left(x_{1}+x_{2}\right)^{2}-2 x_{1} x_{2}+6 x_{1} x_{2}=\left(x_{1}+x_{2}\right)^{2}+4 x_{1} x_{2}

\Rightarrow Q=(-5)^{2}+4(-4)=9

Vậy Q=9.

Câu 3: (1 điểm)

A=\left(\frac{x-4}{\sqrt{x}-2}+\frac{x-2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}}\right): \sqrt{x} với (\left.x>0, x \neq 4\right)

Với x>0, x \neq 4 ta có:

 

A=\left(\frac{x-4}{\sqrt{x}-2}+\frac{x-2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}}\right): \sqrt{x}

A=\left(\frac{(\sqrt{x}+2)(\sqrt{x}-2)}{\sqrt{x}-2}+\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-2)}{\sqrt{x}}\right): \sqrt{x}

A=(\sqrt{x}+2+\sqrt{x}-2) \cdot \frac{1}{\sqrt{x}}

A=2 \sqrt{x} \cdot \frac{1}{\sqrt{x}}=2

Vậy với x>0, x \neq 4 thì A=2.

Câu 4:

Câu 4

Bài 5

Bài 5


Share with friends